Vài Lời Giới Thiệu

Tháng 10 năm 1953, 525 người trai trẻ khắp nơi trên đất nước, từ miền núi Bắc-Việt Lạng-sơn, Cao-bằng, đồng bằng sông Hồng Hà-nội, Nam-định, Thaí-bình, cao nguyên Trung phần Kontum, Pleiku, miền Trung Quảng-nam, Quảng-trị, Thừa-thiên, đồng bằng sông Cửu-long My-tho, Sa-đéc, Cần-thơ, cho đến giải đất cuối cùng của đất nước Sóc-trang, Cà-mâu, họ đã hăng hái tới Ðà-lạt để nhập học trừơng Võ-bi.   Họ thuộc đủ các thành phần của xã hội, họ là những quân nhân gương mẫu được tuyển lựa, những học sinh, sinh viên, công chức, tư chức qua một kỳ sát hạch nhập học, và bao gồm cả những cán bộ xuất sắc của lực lượng bán quân sự lúc bấy giờ như Bình- xuyên, Cao-đài, Hòa-hảo v.v..

Khởi đầu với chương trình huấn luyện căn bản, thử thách, kỷ luật, chịu đựng, và khổ cực của người quân nhân.  Sau khi sát hạch và chiếm lĩnh đỉnh Liang-biang, họ được gắn huy hiệu Sinh-viên Sĩ-quan hiện-dịch trong một buổi lễ tối trời và lạnh lẽo tại Vũ-đình-trường.  Giai đoạn 2, căn bản của người tiểu đội trưởng, vất vả và gian khổ, học tại lớp, địa-hình, vũ-khí, truyền-tin, lãnh-đạo, thực tập ngoài bãi, chiến-thuật, công-binh, tác-xạ, xe-hơi, thể-dục thôi thì bận rộn từ lúc sáng sớm ngủ dậy cho tới lúc nghe tiếng kèn báo hiệu tắt đèn.   Giai đoạn cuối cùng huấn luyên để họ trở thành người cán bộ Trung-đội-trưởng, với mọi khả năng kể cả trách nhiệm huấn luyện những quân nhân thuộc hạ mai saụ.   Ðào tạo họ để Quân-đội có thể vững tâm trao cho họ 30 sinh mạng.  Họ được gửi đi thử lửa tại trường Biệt-động-đội Ðông-dương Bãi-cháy Hòn-gay, và Ðồ-sơn Bắc-Việt.

Là những Sinh-viên Sĩ-quan hiện-dịch, họ được huấn luyện đầ? đủ về kiến thức quân sự và thể chất, được đào tạo để thành những ngườI cán bộ biết 'Tự thắng để chỉ huy"?rong tinh thần 'Tổ-quốc, Danh-dự, và Trách-nhiệm'.

Họ được trao cấp bậc Thiếu úy hiện-dịch vào ngày 1 tháng 6 năm 1954 trong một buổi lễ long trọng tại Sài-gòn, và sau đó tham dự một cuộc diễn hành hơn bảy cây số.  ?ết qủa 400 tân Thiếu úy hiện-dịch chu-lực-quân và 42 sĩ quan lực-lượng bán-quân-sự tốt nghiệp.   Danh tướng Trần-Bình-Trọng được lấy tên đặt cho khóa.  'Thà làm qủy nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc' là câu tâm niệm để đời của họ.

Họ đã dâng hiến hơn 21 năm tuổi trẻ cho Quốc-gia, Quân-độị.   Họ đã thực sự quên mình, quên gia đình để tận tụy với công việc mà To-?uốc và Quân-đội đã giao phó cho họ.   Coi thường nguy hiểm, lấy gian lao và khó khăn làm hứng thú để đạt được thành tích, họ lấy kết qủa làm phần thưởng.   Nhìn họ chỉ thấy những người hùng của thế hệ trẻ, luôn luôn có nụ cười kiêu hãnh trên nét mặt.

Họ cũng đã từng giữ chức vụ quan trọng của quốc gia, Tổng-trưởng, Thứ-trưởng, Ðổng-lý, Thượng-nghị-sĩ, Dân- biểu, Tư-lệnh, Chỉ-huy-trưởng, Lữ-đoàn-trưởng, Liên-đoàn-trưởng, Giám-đốc Nha-sở, Trung-đoàn-trưởng, Tiểu-khu-trưởng, Ðặc-khu-trưởng, Tùy-viên Quân-lực, Tham-mưu-trưởng, Trưởng-ty Cảnh-Sát, Tiểu-đoàn-trưởng, Chi- khu-trưởng v.v. của các lực lượng từ cấp Tiểu-đoàn, Chi-khu đến cấp Sư-đoàn, Quân-đoàn, đủ mọi quân chủng Hải, Lục, và Không-quân, các binh chùng như Pháo-binh, Công-binh, Nhẩy-dù, Thủy-quân-lục-chiến, Biệt-kích, Biệt-động-quân, Truyền-tin, Quân-cảnh v.v.   Ðơn vị của họ cũng rải rắc khắp mọi nơi trên lãnh-thổ.p>

Họ đã mất những người đồng đội, ăn cùng bàn, ngủ cùng phòng, sống chết bên nhau, vui buồn có nhau, điều mà ngay cả cha mẹ, vợ?on nếu muốn cũng không làm được.   Cho đến nay đếm được 125 người đã qua đời, có người ra đi lúc còn mang huy hiệu sinh-viên-sĩ-quan, cũng có người khi chết được truy thăng cấp bậc chuẩn-tướng, lấy tên đặt cho khóa 27 Võ-bị, lúc chết có người còn có tang lễ, cũng có người coi như đã gởi xác nơi biển cả.

Những người may mắn còn lại, hiện nay rải rắc khắp các phương trời, từ Âu sang Á, từ Bắc tới Nam, đếm được, liên lạc được là 227 . Họ còn đó, tuổi chừng trên dưới bảy chục, tóc bạc sức yếu, nhưng đôi mắt vẫn còn tinh-anh, tinh-thần vẫn còn hăng-hái, bộ óc vẫn còn minh-mẫn, và hình như vẫn còn nung nấu một cái gì chưa được mãn nguyện.   Hằng ngày họ làm đủ mọi thứ việc trên xứ lạ quê người để cố tình tạo cho thế hệ sau họ thành người, một người biết yêu nước Việt.   Ban đêm họ thường mơ thấy nhà thấy nước, những hoạt động của họ ngày xa xưa ấy, họ vẫn còn khắc khoải và suy nghĩ 'không biết đời họ có thể nhìn thấy được một nước Việt tốt lành mà họ đã góp nhiều công nhiều sức?'.

Họ là aị ?.

Họ là những cựu Sinh Viên Sĩ Quan khóa X Trần Bình Trọng trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Ðà Lạt.

                                                (trích thay lời tựa của Kỷ Yếu khóa X Trần Bình Trọng ấn hành 1993)