Cố SVSQ Trương Hữu Đức

Đại tướng Đỗ Cao Tri, Chuẩn tướng Trần Quang 

Khôi, Đại tá Trương Hữu Đức duyệt đoàn Thiết

 

Viết về Trương Hữu Đức

 

Anh Trương Hữu Đức sinh năm 1930, tại Cần Thơ, cựu SVSQ trung đội 4 đại đội 1, hào hoa, lịch thiệp, siêng năng, nhiều ư chí. Anh là cựu quân nhân thông dịch viên trước khi nhập trường. Trong khóa học Anh luôn luôn là một người bạn tốt của tất cả Anh em trong trung đội. Khi ra trường Anh chọn binh chủng Thiết giáp, được đề cử đi học Saumur, trường Thiết giáp của quân đội Pháp nổi tiếng trên thế giới. Anh đă được tuyển chọn làm Sĩ quan tuỳ viên của Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa. Anh tử trận trong chiến trường B́nh Long, được truy thăng Chuẩn tướng Hiện dịch và tên Anh được xử dụng đặt tên cho khóa 27 trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam.

 

Nguyễn Kim Doanh, Cựu SVSQ trung đội 4, đaị đơi 1, Pháp quốc.  

Trong thời gian Giáng sinh năm đó, Anh đă viết rất nhiều thư gửi cho nhiều bạn gái. Nhưng bỗng thấy Trương Hữu Đức có một nỗi lo sợ, buồn riêng cả tuần trước lễ, là bạn thân tôi an ủi và hỏi thăm th́ được biết v́ viết quá nhiều thư nên Anh đă làm một chuyện khó có thể tha thứ được nhất là đối với các bạn gái, Anh đă bỏ thư lộn, thư của em này đem bỏ vào phong b́ của em khác rồi đem gửi. Cũng c̣n may đúng ngày 24 Gaby, người bạn đời của Anh sau này lên thăm Anh với nhiều quà bánh. Giáng sinh đó trung đội 4 vui hẳn lên v́ đă được chia sẻ qùa của Anh Đức, cố nhiên lúc đó Trương Hữu Đức đâu có cần qùa nữa. 

Câu chuyện thứ hai của Anh Đức như sau:

Năm 1962, Anh là Thiết Đ̣an Trưởng Thiết Đoàn 6 Kỵ binh ở Mỵ Tho. Một hôm đi hành quân ở vùng Long Định, nghe thấy tiếng vịt kêu sau bộ Chỉ huy, Anh tới coi th́ thấy một kỵ binh đang thịt vịt của đồng bào. Anh rầy la kỵ binh này rất nhiều, khi di chuyển đi chỗ khác Anh để 28.00 trên bàn của gia đ́nh mất vịt với một lá thư xin lỗi. Anh chỉ có 28.00 trong lúc đó mà thôi.

 

Lê Văn Trang, cựu SVSQ trung đội 4 đại đội 1, Virginia. 

Anh và tôi cùng trung đội 4, đại đội 1 với thầy Diêu. Anh sinh trưởng miền Nam c̣n tôi ngoài Bắc, Anh lớn tuổi với nhiều kinh nghiệm đời cũng như binh nghiệp, tôi một thanh niên vừa dời ghế nhà trường. Tuy có nhiều khác biệt nhưng h́nh như giữa hai người vẫn có những sự tương kính.

Sau tám tháng trong trường, mỗi người một nơi, Anh chọn binh chủng Thiết giáp, tôi được đề cử đi học lớp Huấn luyện viên và sau đó ở lại trường. Anh em cùng trung đội thật ít có dịp gập nhau. Ngay cả những lần họp khóa đến phút chót Anh không tới được v́ bận công vụ.

Tôi nhớ lần đầu gập Anh ở ngoài Trung. Đơn vị Anh chỉ huy đang làm nhiệm vụ giữ an ninh cho trục giao thông quốc lộ 1, giữa Huế và Đà nẵng. Gập Anh ngừng xe lại, hai người cùng ngắm nh́n nhau xem có ǵ thay đổi không, cười cười nói nói, làm như không ai muốn nhường. Anh chạy đi và ít phút sau Anh mang lại một chai la ve Larue. Anh bảo vùng hành quân không có nước đá, uống tạm. Đi hành quân mà c̣n có la de uống là nhất rồi, tôi trả lời. Sau một lúc truyện tṛ, tôi chào Anh tạm biệt. Bịn rịn nhưng lại vui v́ đă gập lại nhau.

 Lần thứ hai tôi cũng gập Anh ngoài Trung, khi tôi là đơn vị trưởng một đơn vị được đề cử đi đón Tổng thống kinh lư miền Trung. Gập Anh, Anh đang là tùy viên của Tổng thống, hai đứa nh́n nhau chỉ mỉm cười và nháy mắt, nhưng trong đó bao gồm thật nhiều ư nghĩa. 

Năm 1972 hành quân tại Tây Ninh, một buổi chiều vừa đi bay quan sát về, vừa bước vào bộ Tư lệnh th́ gập ngay Trương Hữu Đức. Sau khi nháy mắt, mỉm cười, bắt tay, tôi hỏi Anh, ngọn gío nào đă đưa Anh đến đây?. Anh cho biết 'Moa có lệnh thuyên chuyển về Quân Đoàn 3'. Tôi nói 'Thôi được càng vui' Anh lại cười. Trong suốt thời gian ở Tây Ninh, Anh sống thật đơn giản, tôi cố gắng tạo cho Anh một lối sống đỡ tẻ lạnh và ít xa lạ khi mới đáo nhận đơn vị mới, ngày nào chúng tôi cũng ăn cơm với nhau tại câu lạc bộ QĐ, ngủ cùng chung một dẫy nhà. Chúng tôi dành những giờ rảnh để ôn chuyện cũ, kỷ niệm trong trường, điểm mặt tất cả bạn bè của khóa, và những vui buồn của đời quân ngũ. Tôi c̣n nhớ Anh dă kể cho tôi nghe một câu chuyện thật xẩy ra lúc Anh c̣n làm Tùy viên của Tổng thống. Trong một cuộc kinh lư miền Trung bằng đường bộ của Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa, có tiền hô hậu ủng, bụng dạ Anh không ổn, Anh cố gắng chịu đựng nhưng nghĩ không xong, Anh liều xin phép Tỗng thống ngừng xe lại để Anh có dịp đi giải tỏa. Khi đ̣an xe ngừng lại, Tổng thống xuống xe, ngắm phong cảnh chung quanh c̣n Trương Hữu Đức biến đi t́m nơi gỉai tỏa. Cố nhiên các giới chức điạ phương cũng được một dịp xanh máu mặt cho đến khi biết được sự kiện.

Mặt trận B́nh Long bắt đầu bùng lớn, Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Doàn III di chuyẻn về Lai Khê. Chúng tôi cùng về Lai Khê. Công việc khởi đầu nhiều hơn nên hai đứa ít có th́ giờ rảnh như ở Tây Ninh, ngay cả việc gập nhau hàng ngày cũng không c̣n là thông lệ nữa. 

Anh được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng Chiến Đ̣an 52 gồm có thiết giáp và Biệt động quân với nhiệm vụ giải tỏa quốc lộ huyết mạch 13 giữa Lai Khê và Chân Thành đă bị gián đoạn hơn tuần lễ và đă có nhiều cuộc hành quân giải tỏa mà chưa thành công. 

Là một quân nhân có kỷ luật, Anh đă vui vẻ nhận chức vụ Chiến Đoàn trưởng Chiến Đoàn 52 khi biết rằng các đơn vị trực thuộc rất xa lạ với Anh và nhiệm vụ của Chiến Đoàn lại c̣n nặng nề, khó khăn, và nguy hiểm đối với một người mới lạ. Nhiệt thành với nhiệm vụ, bất chấp mọi nguy hiểm khi Anh xử dụng trực thăng bay thật thấp để quan sát, t́m địch đă được ngụy trang ẩn núp an toàn trong hệ thống hầm hố sâu, kín đáo đă được đào sẵn, hứơng dẫn Thiết giáp và Biệt động quân tấn công và tiêu diệt các ổ chốt đă ngăn chặn các cuộc lưu thông trên quốc lộ này. Một viên đạn từ dưới đất bắn lên, trúng Anh, làm Anh ngă gục trên trực thăng. Viên đạn ác nghiệt này đă kết thúc cuộc đời binh nghiệp của vơ quan Trương Hữu Đức.  

Khi hay tin Anh trúng đạn từ trần, tôi tưởng tôi như người ngủ mơ, không tin được điều thực đă xẩy ra lại là sự thực. Mất Anh Quân đội mất đi một cán bộ tài ba đức độ, bạn bè mất một người thân, thương, kính. Tôi vẫn ân hận v́ t́nh h́nh mặt trận lúc bấy giờ đă không cho phép tôi đến nh́n Anh lần cuối cũng như tiễn đưa Anh đến nơi an nghỉ cuối cùng.

 

Nguyễn Văn Minh, cựu SVSQ trung đội 4 đại đội 1, USA. 

Tôi quen Anh Đức trong dịp đi dự thi tuyển vào trường Vơ bị khóa 10 tại Gia Định qua sự giới thiệu của Anh Lư Ṭng Hiếu. Chúng tôi kết bạn từ đó. Thoạt gập Anh Đức tôi đă có cảm t́nh ngay, Anh có diện mạo và cách ăn nói có phần hao hao giống ông anh cả của tôi. Anh người Cần Thơ, cùng với Anh Lư Ṭng Hiếu. Có một sự trùng hợp nữa cũng hay hay là khi nhập học khóa 10, tôi và Anh Đức cùng ở trong một trung đội, trung đội 4. Hai Anh em có dịp gần nhau, mến nhau hơn trong việc học hành ở trường cũng như những ngày nghỉ cuối tuần t́nh ngay, Anh có diện mạo và cách ăn nói có phần hao hao giống ông anh cả của tôi. Anh người Cần Thơ, cùng với Anh Lư Ṭng Hiếu. Có một sự trùng hợp nữa cũng hay hay là khi nhập học khóa 10, tôi và Anh Đức cùng ở trong một trung đội, trung đội 4. Hai Anh em có dịp gần nhau, mến nhau hơn trong việc học hành ở trường cũng như những ngày nghỉ cuối tuần ngoài phố, nhất là những vụ nghịch ngợm của tôi dành cho Anh. Phong nhă, khiêm nhường, tư cách và lễ độ đều được dành cho Anh. Anh làm việc rất chăm chỉ có ư chí, trung kiên và cương quyết. Anh có đầy đủ điều kiện để trở thành một cấp lănh đạo có tài, có mực thước và đạo đức. Rất tiếc Anh ấy vắn số. Đoạn đời sau ngày ra trường, Anh Thiết giáp c̣n tôi nhẩy dù, nhất là khi Anh được chọn làm tuỳ viên cho Tổng Thống, v́ qúa bận trong công vụ nên rất ít có dịp gập lại nhau. Măi cho đến ngày Anh tử trận, tôi chỉ c̣n biết đến phúng điếu, và đưa Anh ra mộ phần, tiếc thương một người bạn vừa nằm xuống.